Cùng điểm danh những loài côn trùng gây bệnh ở Việt Nam như bọ xít hút máu người, bộ chét, kiến ba khoang
Cùng điểm qua những côn trùng gây bệnh trong thời gian qua và vẫn đang gây sợ hãi tại Việt Nam
Bọ xít hút máu người
Bắt đầu xuất hiện rầm rộ trong khoảng 2 năm trở lại đây, bọ xít hút máu người vẫn đang gây hoang mang trong dư luận.
Côn trùng gây bệnh ở Việt Nam
Bọ xít hút máu thuộc họ bọ xít ăn thịt sâu. Chúng sống bằng máu người và hút máu gia súc. Điều đặc biệt của bọ xít hút máu người là hút máu rất êm bởi khi đốt chúng sẽ truyền chất gây tê làm người bị đốt không có cảm giác gì.
Loài côn trùng này hút máu ngay cả khi là ấu trùng đến khi trưởng thành. Do tập tính thích bóng tối, chỗ ẩm thấp, nên chỗ sống của bọ xít hút máu là dưới đệm, chiếu hay ở khe giường hoặc tủ. Chúng sống im lặng, sinh sản với số lượng hạn chế và quần thể sống không đông.
Bệnh do bọ xít hút máu người truyền nhiễm sang người bị đốt đến nay ViệtNam chưa được khuyến nghị và thống kê.
Tuy nhiên, có thể khẳng định bọ xít hút máu người khi đốt sẽ truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi gây bệnh Chaga's qua đường máu. Người bệnh mất khả năng miễn dịch và thường mệt mỏi, buồn ngủ.
Đầu tháng 9/2012, vấn nạn bọ xít hút máu người lại bùng phát khi người dân ở nhiều địa phương liên tục phát hiện loại côn trùng này, người báo có một vài con, cũng có người thấy cả ổ vài chục con. Nhiều gia đình có con nhỏ, lo sợ đã phải đưa con đi nơi khác "lánh nạn".
Kiến ba khoang đốt người gây viêm loét da
Sau bọ xít hút máu, thì loài côn trùng kiến ba khoang đang là tâm điểm của dư luận khi liên tục tấn công hàng trăm người tại một chung cư ở TP HCM và người dân ở Thừa Thiên - Huế.
Cận cảnh kiến ba khoang
Kiến ba khoang khiến người dân bị viêm da tiếp xúc, gây mẩn ngứa, phòng rộp da, lở loét trên cơ thể. Đặc biệt là khi gãi thì vùng lở loét lại càng lan rộng khiến người dân lo lắng.
Loài côn trùng này có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Colleoptera (cánh cứng), lớp Insecta (côn trùng), ngành động vật.
Về mặt hình thái học của loại côn trùng này rất đặc biệt: thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm), nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong...
Theo thông tin sơ bộ, trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N).
Bệnh "da lạ" vì bọ chét?
Bọ chét là loài côn trùng đã khá quen thuộc với người Việt Nam, chúng thường sống trong bụi rậm hoặc trên cơ thể nhiều loài vật nuôi như chó, mèo.
Loài bọ này được cho là nguồn gốc gây ra bệnh "da lạ" bùng phát tại Quảng Ngãi vào cuối tháng 4/2012
Hàng trăm bệnh nhân tại Quảng Ngãi nhập viện đều có hiện tượng suy nhược cơ thể như: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da và rụng tóc. Bệnh nhân bị các tổn thương da (dày sừng da lòng bàn tay, chân tạo thành một bờ rõ nổi cao, thâm tím hoặc nổi sẩn đỏ 2 bên má, trán) và các hội chứng dạ dày, tắc mật, hủy hoại tế bào gan. Một số người bị nặng còn kèm thêm hội chứng tràn dịch đa màng và viêm cơ tim.
Dù chưa khẳng định được nguyên nhân chính nhưng bọ chét đã được xem là tác nhân gây bệnh "da lạ" bởi theo báo cáo của Bộ Y Tế, 50% trong số 26 mẫu máu lấy từ bệnh nhân viêm da chưa rõ nguyên nhân ở xã Ba Điền, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho kết quả dương tính với virus Ricketsia của bệnh "sốt mò do bọ chét"
Bướm lạ tấn công ngư dân
Cuối tháng 8/2012, hàng trăm ngư dân vùng ven biển Thăng Bình, Quảng Nam và dọc theo ven biển khu vực miền Trung hoang mang, bỏ biển lên bờ vì một loài bướm lạ tấn công gây ngứa khó chịu.
Mụt đỏ do bướm “tấn công” trên cánh tay
Loài bướm này đi hàng đàn dày đặc có màu xanh, khi bám vào người là bướm tiết ra chất dịch màu xanh gây ngứa. Con bướm lớn nhất bằng ngón tay cái, nhỏ nhất bằng điếu thuốc lá, cánh chúng như loài ong nhưng to hơn.
Khi ngư dân bật dàn đèn để đánh bắt cá, đàn bướm màu xanh hàng nghìn con xuất hiện đu bám trên dàn đèn, sau đó đàn bướm này đu bám vào người vàcôn trùng gây bệnh trên người.
Các ngư dân cho biết, khi bị loại bướm màu xanh này bám trên người thì trên da xuất hiện những nốt đỏ gây ngứa ngáy khó chịu. Nhiều người đã phải bỏ biển lên bờ vì lo lắng, bất an.